Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Nhớ mùa trăng tuổi thơ
Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in ánh trăng tròn vành vạnh chiếu sáng cả một khoảng không gian làng quê yên bình. Trăng quê dịu dàng thường nép mình ở cây đa, bến nước, lũy tre, hàng cau, tàu dừa, mái ngói rêu phong... Những hình ảnh ấy đã vẽ nên một bức tranh đêm êm đềm và thơ mộng mà bất cứ đứa trẻ nào sống chốn ruộng đồng cũng cảm thấy mến, thấy yêu da diết.

 



Cứ mỗi lần đến ngày rằm, chẳng cần hẹn trước, mọi người kéo nhau ra đình làng để vui cùng trăng. Tại khoảng sân rộng, người lớn đốt một đống lửa to để xua muỗi và tăng thêm ánh sáng. Trẻ con chúng tôi bày các trò ú tim, kéo co, nhảy dây, đánh trận... Chơi chán chê, mồ hôi nhễ nhại, chúng tôi ngồi xuống để nghe người lớn kể chuyện. Bao giờ cũng thế, cứ hễ trẻ ngồi xúm xít là các cụ lại kể chuyện ma. Những câu chuyện ma cỏ rùng rợn chưa bao giờ kết thúc.


Mỗi một lần trăng sáng là một câu chuyện mới thú vị hơn, ghê sợ hơn. Nhưng thật ngộ vì dù sợ rúc vào lòng người lớn, thậm chí là rùng mình, nhăn mặt nhưng chúng tôi vẫn thích thú lắng nghe. Và dường như trăng cũng vậy. Càng về khuya, trăng càng gần hơn, nép trên mái ngói đình làng để nghe người làng rôm rả chuyện trò. Mãi đến khi mọi người lũ lượt kéo nhau ra về, nhịp nhàng trên những con đê làng khúc khủy, trăng mới bịn rịn chia tay.


Có những ngày không ra đình làng vui trăng vì đường đê lầy lội, tôi nằm trong nhà đong đưa trên cánh võng và nhìn ra ngoài ngắm trăng trong sự tiếc nuối. Dường như trăng không có bạn nên buồn, sà ngay xuống hàng cau trước sân nhà mời gọi. Tôi liền thử đưa hai bàn tay non nớt của mình uốn thành một vòng tròn và ướm thử. Rồi tôi ngạc nhiên khi phát hiện trăng cũng bé tí chứ đâu có khổng lồ. Ba xoa đầu tôi, cười rồi bảo: “Con định làm nhà thiên văn học hay sao?


Thật ra mặt trăng to không tưởng, con ạ. Nhưng nhìn xa thì trông trăng như thế đấy!” Tôi ngây thơ hỏi: “Vậy chúng ta có chạm được mặt trăng không ba?” “Mặt trăng cách trái đất chúng ta tới hàng trăm ngàn ki-lô-mét. Nhưng những phi hành gia người Mỹ và Nga đã chinh phục được rồi, con à”.


Trí tưởng tượng và sự tò mò của trẻ con luôn bất tận, nên tôi hỏi thêm rằng, khi nào chúng ta mới đặt chân lên mặt trăng như phi hành gia. Ba tôi cười và lắc đầu. Trong đầu óc non nớt của tôi lúc ấy nghĩ, có lẽ là vì xa quá nên mọi người lười đi.


Nhớ nhất là vào những ngày rằm Trung thu, trẻ con chúng tôi nối đuôi thành hàng dài kéo nhau ra sân đình rước đèn. Trên tay đứa nào cũng cầm một chiếc đèn lồng lấp lánh đa sắc. Con nhà khá giả thì được ba mẹ mua cho những chiếc đèn cá chép, bươm bướm, gà trống, hoa sen... đắt tiền. Riêng nhưng đứa có hoàn cảnh khó khăn như gia đình tôi thì phải tự tay làm lồng đèn. Cứ hễ sắp đến ngày Tết Trung thu là tôi để dành tiền ăn sáng để mua giấy màu, dây thun, keo, đồng thời chuốt những thanh tre làm lồng đèn ông sao.


Nhưng có những năm, kinh tế cực kỳ eo hẹp, ba mẹ làm không ra tiền, tôi buộc phải nhặt vỏ lon bia để làm lồng đèn. Tất nhiên, với đôi tay trẻ con mềm yếu của tôi sẽ không hoàn thành tác phẩm ấy mà phải nhờ đến ba. Ba tỉ mẩn mài đầu lon bia trên tấm đá mài, nền gạch cho bung mặt nắp. Rồi ba cẩn thận dùng dao nhọn rọc sóng dọc qua thân lon bia thành những đường đều nhau. Sau đó thì ba đưa tay ấn nhẹ lon bia từ trên xuống. Dù đôi bàn tay ba thô kệch, nhưng lon bia lại biến thành chiếc lồng đèn hình ovan, quả cầu đẹp lạ thường.


Cầm những chiếc lồng đèn ưng ý trên tay, chúng tôi vui không thể tả. Đứa nào cũng nâng đèn lên rồi so sánh xem chiếc nào đẹp hơn. Chủ yếu là thói quen thôi chứ trong lòng đứa nào cũng cho rằng lồng đèn của ba mình làm (hoặc mua) là đẹp nhất. Rồi chúng tôi kéo nhau đi dưới ánh trăng tròn, cùng hát vang những bài hát đồng dao trật nhịp. Có đứa còn nhắm mắt lại và ước sao chị Hằng, chú Cuội, ông trăng hiện ra trước mặt. Rước đèn, hò hát chán chê, cả lũ chúng tôi lại treo lồng đèn lên cây và chơi trò ú tim quen thuộc. Phải chi ngày ấy có flycam (thiết bị bay điều khiển từ xa, có gắn kèm theo camera để ghi hình) chụp ảnh từ trên cao xuống sẽ thấy không gian sân làng đẹp lung linh và huyền ảo đến dường nào. Những chiếc lồng đèn sắp xếp vô trật tự ấy nhìn từ trên xuống lại có thể tạo thành một bức tranh trừu tượng độc đáo…


Rồi những mùa trăng tuổi thơ qua đi khi chúng tôi lớn dần, lớn dần... Chúng tôi ra thị trấn, thị xã, rồi thành phố lớn để học nâng cao và có đứa đổi nhà, chuyển ra thành phố làm việc…


Trăng quê chỉ còn là hoài niệm. Ở thị thành cũng có trăng nhưng ánh sáng tự nhiên yếu ớt ấy bị những tòa nhà và ngọn đèn cao áp kiêu sa che khuất  mất. Nhiều đêm rằm, ngồi rúc mình trên căn gác trọ ọp ẹp, thò đầu ra cửa tìm hoài bóng dáng trăng mà sao khó quá. Chợt nhớ đến trăng quê, hình hài tuổi thơ mà cảm thấy chạnh lòng. Chao ôi, biết tìm đâu ánh trăng của ngày hôm qua!

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Chuyện ăn thịt chó (22-09-2018)
    Hãy nhìn lại chính mình: Bạn là người thiện hay ác? (22-09-2018)
    Quê tôi mùa nước lũ (21-09-2018)
    Trung thu ngày cũ (19-09-2018)
    Mùa săn chuột đồng (18-09-2018)
    Thế giới mạng và lòng nhân ái (16-09-2018)
    Thân thương chiếc gáo dừa nhà ngoại (16-09-2018)
    ‘Kẻ giết rùa’ – một cách gọi tên cái ác trong mỗi người chúng ta (14-09-2018)
    Những bài học giáo dục từ ‘Totto-chan: Cô bé bên cửa sổ’ (14-09-2018)
    Mùa Trung thu cũ (11-09-2018)
    Quyền xuống biển (11-09-2018)
    Dư luận "làng Phây" đôi khi cũng… quá đáng! (07-09-2018)
    Lòng tham vô hạn trong một cõi sống hữu hạn (07-09-2018)
    Hiệu ứng Diderot: Vì sao bạn dễ đốt tiền vào những thứ không cần thiết (05-09-2018)
    Chủ nghĩa tối giản trong lối sống của người Nhật Bản hiện đại (04-09-2018)
    Biển để làm gì? (03-09-2018)
    'Chạy' là bước đi thụt lùi của xã hội (02-09-2018)
    Cách dạy con của người Đức và sự hình thành ‘tính cách Đức’ huyền thoại (31-08-2018)
    Con người đang ngày càng trở nên man rợ? (28-08-2018)
    Khủng hoảng văn hóa đang diễn ra ở Thủ đô Hà Nội (26-08-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153108575.